Trong quá trình lão hoá, những thay đổi của cơ thể trước hết đó là sự thay đổi diện mạo bề ngoài, như da nhăn, tóc bạc, lưng khòm, đi đứng chậm chạp, ăn uống mất ngon, tai nghe nghễng ngãng, mọi phản ứng đều chậm… Khi tuổi cao, sức chống đỡ và sự chịu đựng của cơ thể con người trước các yếu tố và tác nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều. Điều đó cho thấy, đặc điểm sinh lý hay những thay đổi của cơ thể trong quá trình lão hoá ở người cao tuổi. Có 7 việc có ích mà người cao tuổi nên làm để vừa sống vui sống khỏe.
|
ảnh minh họa/Nguồn: WebsiteHội Lão khoa TPHCM |
* Mỗi ngày đi bộ, ít nhất 10000 bước đi: Hoạt động thể lực giúp máu chạy đều lên óc. Phân bón tự nhiên cho não bộ chính là máu đưa lên đầu. Mỗi ngày ráng bước đi khoảng 10000 buớc chân, bằng cách này hay cách khác để máu từ tim đi lên đầu. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các cụ già trên 65 tuổi chịu khó tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần tránh được một phần ba rủi ro vướng bệnh Alzheimer. Bạn có thể làm một trong những hoạt động sau đây tuỳ theo sở thích của mình : Đi Bộ, Làm Vườn, hay Khiêu Vũ.
* Ăn thực đơn có nhiều rau và hoa quả như người Hy Lạp: Rau tươi, trái cây tươi là thức ăn chính cho bộ óc. Trong hoa quả và rau có chứa chất “flovonoids” giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngăn ngừa độc tố. Trong một cuộc nghiên cứu nhóm đàn ông đàn bà thích ăn rau quả tươi, uống trà, cà phê, hay rượu nho, có nhiều chất flovonoids, họ thường có não bộ hoạt động tốt hơn người không dùng rau quả tươi và sự suy sụp của não bộ tránh được tới 10 năm. Ngoài ra, nhiều cuộc nghiên cứu khác cho thấy mỗi tuần uống vài lần nước ép từ rau quả, sẽ giúp ngừa được 76 % bệnh lú lẫn, hay mỗi ngày uống khoảng 900 mg thuốc bổ để thay thế rau, sẽ giúp tăng sự nhạy bén của trí óc, và giúp trẻ thêm được khoảng 3,5 tuổi. Hay ăn thực đơn của dân Địa Trung Hải: ăn uống hàng ngày giống thực đơn của người Ý và người Hy Lạp, gồm có rau tươi, hạt đậu (grain), dầu olive, cá, và các loại hạt (nuts) sẽ giúp áp huyết giữ ở mức tốt. Ăn theo kiểu dân Địa Trung Hải sẽ giúp đầu óc minh mẫn sáng suốt tránh được bệnh Alzheimer khoảng 48 %.
* Cương quyết từ bỏ những thói hư, tật xấu như hút thuốc lá, và nghiện rượu.Thuốc lá chứa độc tố rất hại cho não bộ, vì thế người hút thuốc lá có nhiều rủi ro bị Alzheimer hơn người không hút thuốc đến 80 %.
* Đừng uống rượu mạnh quá độ. Đa số những người nghiện rượu đều vướng vào bệnh Alzheimer. Đàn bà chỉ nên uống rượu tối đa mỗi ngày một ly thôi. Đàn ông đuợc uống tới hai ly. Uống một chút rượu có lợi cho việc gìn giữ tế bào chất xám. Nhưng uống nhiều quá lại gây nguy hại cho đầu óc, 25 % người bị bệnh mất trí nhớ dính líu đến nghiện rượu.
* Ráng duy trì huyết áp ổn định ở mức thấp: Huyết áp cao có thể làm cho mạch máu trên đầu bị hở hay đứt. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế nói rằng huyết áp cao là nguyên nhân của 50 % trường hợp gây ra lú lẫn, hư trí nhớ. Chúng ta hãy ráng duy trì huyết áp ở mức thấp - lý tưởng là 130 /70 - bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, giữ trọng lượng thân thể thấp, đừng để lên cân, béo mập. Nên theo dõi mức đường trong máu. Bệnh tiểu đường, hay thậm chí sắp sửa bị tiểu đường cũng là dấu hiệu báo trước có thể bị hở mạch máu đầu, gây ra bệnh lú lẫn. Bệnh tiểu đường dễ làm các mạch máu nhỏ bị hở, và chảy máu trong não.
* Tránh đừng để bụng phệ: Vòng bụng ở tuổi trung niên to báo hiệu trước có thể bị vướng bệnh lú lẫn khi về già. Cuộc nghiên cứu theo dõi 6000 người đưa ra kết quả cho thấy cái bụng phệ rất hại cho động mạch chính dẫn máu về tim, và máu lên đầu. Vì thế cho nên chúng ta nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 80 cm cho các bà, và dưới 90 cm cho các ông.
* Để đảm bảo chức năng sinh lý bình thường, ngoài việc phải chú ý những vấn đề trên ra, người cao tuổi cần ăn những loại thức ăn có thể tăng cường chức năng sinh dục như Hoàng kỳ, Phụ tử hầm, bầu dục lợn, đuôi bò, đuôi chó để bổ thận tráng dương; thường xuyên uống thuốc Đông y bổ thận tráng dương như Nhân sâm, Nhung Hươu, Hải mã, Nhục thung dung… Đồng thời tăng cường tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, nuôi chim, trồng hoa, giữ gìn tình cảm gia đình.
Nguồn: Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe TPHCM