Không ít nước phương Tây hiện đã bước vào xã hội người già, với tốc độ nhân khẩu lão hóa rất nhanh, thế kỷ XXI được coi là thế kỷ người già. Qua điều tra, 5 năm gần đây tốc độ tăng hằng năm của nhân khẩu già cao hơn tốc độ tăng của tổng nhân khẩu.
Ảnh minh hoạ (suckhoedoisong.vn)
Hiện 6 thành phố của Trung Quốc: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hàng Châu, Quảng Châu, Nam Kinh đã bước vào xã hội tuổi già. Theo nhà nghiên cứu Đàm Đại Chính, tốc độ tăng nhân khẩu già Trung Quốc mỗi năm khoảng 4%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng tổng nhân khẩu.
Người ta gọi xu thế này là “làn sóng bạc”. Thượng Hải năm 1996 có 2,37 triệu người già 60 tuổi trở lên, chiếm 17,4% nhân khẩu, trong đó có 20 vạn ông bà góa hưu trí. Dự đoán đến năm 2017 - 2025, đúng dịp những người ra đời vào đầu thập niên 50 đến đầu thập niên 60, là những năm sinh đẻ nhiều nhất, lúc đó cứ 100 người dân Thượng Hải đã có 30 người già 65 tuổi (chứ không phải 60 tuổi) trở lên.
Lúc đó vấn đề tái hôn của những người già góa càng trở nên nghiêm trọng. Dù năm 1986, lần đầu tiên báo chí đăng tin 13 vạn người già góa vợ hoặc chồng ở Thượng Hải hy vọng tái kết hôn, giới trẻ đã cảm thấy chấn động. Kết quả hôn nhân thành công của các cụ chỉ đạt 5%, quan niệm tình dục hôn nhân phong kiến truyền thống là trở ngại chủ yếu đối với sự tái kết hôn của các cụ.
Bị ảnh hưởng của quan niệm tình dục thần bí, thấp hèn trong thời gian dài, xã hội Trung Quốc có một sự ngộ nhận, cho rằng hứng thú hoạt động tình dục của con người theo tuổi tác, ngày càng yếu dần cho đến cuối cùng không còn nữa. Người ta khi bước vào tuổi trung niên, đối với sinh hoạt tình dục cảm thấy nhàm chán dần, mà người già thì phải dứt bỏ tình dục, thậm chí cho rằng sinh hoạt tình dục giữa các cụ ông, cụ bà là hành vi hèn hạ, thấp kém.
Theo một nghiên cứu của phương Tây thì trên thực tế có khoảng 70% đàn ông nam giới 68 tuổi vẫn có hoạt động tình dục như cũ, thậm chí các cụ nhóm 78 tuổi vẫn còn 25% khả năng sinh hoạt tình dục. Những cặp vợ chồng già ân ái sinh hoạt tình dục đến 60 - 70 thậm chí 80 tuổi.
Người già mất bạn trăm năm vẫn cần tình yêu, không chỉ cần hoạt động tình dục thích đáng, mà càng cần sự vuốt ve an ủi. Nhưng ở Trung Quốc, do ảnh hưởng của văn hóa phong kiến truyền thống, các cụ mất vợ chồng ngoài 50 tuổi muốn tái hôn, xã hội có cách nhìn không mấy thiện cảm, thậm chí con cái cảm thấy không nên. Họ gây nhiều áp lực với cha mẹ mình mà không hiểu rằng tình yêu con cái không thể thay thế tình yêu vợ chồng.
Quan niệm “theo một người đến cùng” đã trói buộc họ. Không ít người già cuối đời lẻ loi cô đơn, muốn có người nương tựa đến cuối đời, nhưng họ không chịu nổi áp lực của xã hội, bạn bè, người thân, kể cả đồng nghiệp, xóm giềng họ mạc, chỉ lặng lẽ bồi hồi đứng ngoài cánh cửa hạnh phúc.
Trước tình hình này, ngày 1.10.1996, Trung Quốc đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ lợi ích người già, nhấn mạnh hôn nhân tự do của người già được pháp luật bảo hộ, con cái và người thân không được can thiệp. Thậm chí sử dụng bạo lực khi can thiệp vào hôn nhân của người già còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là đòn đánh mạnh vào văn hóa phong kiến, bảo hộ mạnh mẽ tự do hôn nhân của người cao tuổi.
Số 166 ĐÔNG PHƯƠNG, Theo http://laodong.com.vn
Le Minh Hai