Kế hoạch xây dựng một xã hội thể thao Kế hoạch lớn mang tính chất toàn quốc này tạo nên một chuỗi ý tưởng, tham gia vào việc giám sát chặt chẽ các vấn đề xung quanh các môn thể thao như nhu cầu nâng cao tính minh bạch và sự công bằng trong thể thao, phát triển mạnh các môn thể thao cho người khuyết tật và nâng cao khả năng quốc tế hóa. Đây là kế hoạch thể thao cơ bản và được thiết lập bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ. Trong đó nhấn mạnh vai trò của thể thao và tầm nhìn xã hội được thể hiện thông qua thể thao.
Thể thao sở hữu những giá trị thực để đáp ứng những mong muốn cơ bản của con người cho việc vận động và tạo ra những cảm giác thích thú, hài lòng. Thể thao đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân như: đem lại sức sống mới cho cộng đồng, duy trì và nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, tạo ra một sức sống kinh tế xã hội và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Dựa trên vai trò mà thể thao có thể đem lại, bản kế hoạch nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cố gắng phấn đấu để tạo ra một “xã hội nơi mà tất cả mọi người có thể tận hưởng cuộc sống hạnh phúc và đủ đầy thông qua thể thao”. Hình ảnh về một xã hội như vậy được mở ra bằng 5 định nghĩa như sau: • Một xã hội mà trong đó thanh niên được lớn lên khỏe mạnh và có sự tương tác đối với những người khác, trong sự công bằng và kỷ luật; • Một xã hội nhằm đảm bảo một cuộc sống lâu dài với sức khỏe và sinh lực dồi dào; • Một xã hội mạnh mẽ và thống nhất trong đó người dân có những ràng buộc chặt chẽ bởi mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau; • Một xã hội vững mạnh và một nền kinh tế phát triển nơi mà người dân tự hào về quốc gia của họ; • Một quốc gia thiện chí, tin cậy, và góp phần vào hòa bình và tôn trọng cộng đồng quốc tế. Để thực hiện được như vậy, Kế hoạch cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy các môn thể thao thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các chính phủ, kết hợp giữa cơ quan hành chính, chính quyền địa phương, trường học, các tổ chức, các nhà quản lý doanh nghiệp và các tổ chức khác liên quan đến thể thao. “Xã hội thể thao” bắt đầu từ trẻ em
Kế hoạch thể thao cơ bản xác định con đường đi đến một “xã hội nơi mà tất cả mọi người có thể tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ thông qua thể thao” trong các điều sau: Tạo môi trường TDTT rộng mở cho phép những người quan tâm và có năng khiếu bất kể tuổi tác, giới tính hay khuyết tật được tham gia; Hướng tới mục tiêu là phấn đấu thúc đẩy thể thao Nhật Bản và làm cho Nhật Bản trở thành một quốc gia thể thao, mục tiêu về chính sách đã được thiết lập cho 7 chủ đề sau: • Gia tăng cơ hội tham gia chơi thể thao cho trẻ em; • Tăng cường TDTT phù hợp với từng giai đoạn của cuộc sống; • Cải thiện môi trường TDTT để người dân có thể tích cực tham gia; • Đào tạo nguồn nhân lực và phát triển môi trường TDTT để nâng cao khả năng thi đấu quốc tế; • Tăng cường giao lưu quốc tế và góp phần vào các hồ sơ dự thầu đối với việc đăng cai tổ chức các giải đấu như Olympic và Paralympic; • Cải thiện tính minh bạch và công bằng vô tư trong thể thao; • Tạo nên một chu kỳ đào tạo trong thể thao. Phát triển chính sách thể thao toàn diện
1. Nâng cao cơ hội chơi thể thao cho trẻ em tại trường học và trong cộng đồng
Hướng tới việc làm phong phú cơ hội chơi thể thao cho trẻ em, cải thiện môi trường thể thao để tất cả trẻ em có thể tham gia vào các môn thể thao trong nhà trường và tại địa phương. • Lập chu kỳ nhằm nâng cao các sáng kiến để tăng sức mạnh thể chất dựa trên cuộc điều tra quốc gia về sức mạnh thể chất và hiệu suất thể thao; • Nâng cao nhận thức thể thao trên toàn quốc thông qua các sáng kiến và nghiên cứu dựa trên Hướng dẫn tập thể dục ở cấp mầm non; • Làm phong phú thêm môi trường giảng dạy bằng cách cử các giáo viên và các chuyên gia về giáo dục thể chất tham gia giảng dạy tại các trường; • Làm phong phú thêm các kỹ năng giảng dạy và các trang thiết bị cho các môn học bắt buộc mới là võ thuật và võ đạo; • Đẩy mạnh hợp tác giữa trường học và các chuyên gia từ các tổ chức y tế địa phương và tạo cơ hội đào tạo về mức độ an toàn trong thể thao; • Tiếp cận những phương pháp giảng dạy tiên tiến để đạt hiệu quả cao cho học sinh khuyết tật trong trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học. • Tăng cường cơ hội chơi thể thao cho trẻ em tại các CLB TDTT cộng đồng và các CLB thể thao thanh, thiếu niên; • Phát triển các hoạt động thể thao ngoài trời và các hoạt động giải trí như những cơ hội cho các bài tập thể chất thú vị. 2. Tăng cường các hoạt động TDTT phù hợp với từng giai đoạn cuộc sống bao gồm gia tăng cơ hội tham gia chơi thể thao cho giới trẻ và hỗ trợ sức khỏe, thể lực cho người cao tuổi
Nhằm tăng cường các hoạt động TDTT ở từng giai đoạn, cần phải tăng cường cải thiện môi trường để tạo ra một nền thể thao bền vững - nơi mà tất cả mọi người đều có thể tham gia trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ nơi đâu và trong thời gian bao lâu mà họ muốn, phù hợp với thể lực, tuổi tác, kỹ năng, lợi ích và mục đích. Qua các biện pháp trên nhằm sớm đạt đến một xã hội có 2/3 số người trưởng thành (khoảng 65%) tham gia vào tập luyện thể thao 1 hoặc hơn 1 lần/tuần và 1/3 số người trưởng thành (khoảng 30%) tham gia vào các môn thể thao 3 hoặc hơn 3 lần/tuần.
Ngoài ra, với việc xem xét những người khó tham gia chơi các môn thể thao do yếu tố sức khỏe với mục đích là để giảm số lượng người trưởng thành không tham gia chơi bất cứ môn thể thao nào trong thời gian 1 năm.
3. Cải thiện môi trường TDTT cộng đồng
Để cải thiện môi trường TDTT cộng đồng nơi mà người dân có thể tích cực tham gia, đồng thời phát triển các CLB TDTT cộng đồng một cách toàn diện bằng việc tăng cường giảng viên TDTT và các trang thiết bị. Thúc đẩy sự phát triển các CLB TDTT cộng đồng để thích nghi với hoàn cảnh và nhu cầu của địa phương; Mở rộng việc hỗ trợ cho các CLB TDTT cộng đồng có thể nắm bắt được một môn thể thao đặc biệt nhưng mong muốn trở thành những CLB TDTT cộng đồng một cách toàn diện; Xây dựng các Hội tư vấn nhằm cung cấp những tư vấn tích hợp về sự độc lập, thành lập và quản lý các CLB TDTT cộng đồng.
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực là giáo viên TDTT và nhân viên quản lý tại các trường đại học, các Hiệp hội Thể thao, các sân chơi quốc gia của Nhật Bản, các Hiệp hội Thể thao Nhật Bản dành cho người khuyết tật và các tổ chức khác..
(Nguồn: Tapchithethao.vn/Thu Hà). |