Từ cuộc Tổng điều tra dân số đầu tiên đến nay, "bức tranh dân số" nước ta đã thay đổi nhanh chóng. Quy mô dân số từ khoảng 53 triệu năm 1979 tăng lên 90 triệu năm 2013! Trong giai đoạn nói trên, một hiện tượng đặc sắc rất đáng chú ý là cơ cấu dân số theo tuổi cũng biến đổi rất mạnh: Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi từ 42,55% đã giảm xuống còn 23,9% còn tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động từ 50% tăng lên 66%, hình thành nên cái được gọi là “cơ cấu dân số vàng”.

GS.TS Nguyễn Đình Cử.
Bài viết này thử tìm tòi và phân tích tác động của những đặc điểm dân số trước, trong và sau thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trên cơ sở đó, khuyến nghị các chính sách nhằm tận dụng cơ hội và chủ động vượt qua thách thức do biến đổi dân số mang lại để phát triển kinh tế.
KHÁI NIỆM “CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG”
1.Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi nhanh.
Cơ cấu dân số theo tuổi là sự phân chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay nhóm tuổi. Bảng 1 dưới đây mô tả cơ cấu dân số của nước ta theo nhóm tuổi, tại một số thời điểm.
Số liệu Bảng 1, cho thấy cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi nhanh: Tỷ lệ trẻ em (0-4) tuổi và (5-9) tuổi, giảm gần một nửa. Ngược lại, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và nhóm người cao tuổi tăng nhanh, trong đó số cụ 65 tuổi trở lên đã tăng lên khoảng 1,5 lần và đã đạt 7,1% năm 2012. Điều này báo hiệu xu hướng già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ.
2. Tỷ số phụ thuộc giảm mạnh và sự hình thành cơ cấu dân số “vàng”.
Sự phát triển kinh tế của một đất nước phụ thuộc chặt chẽ vào tương quan số lượng và chất lượng của hai nhóm: “Dân số hoạt động kinh tế” và “Dân số không hoạt động kinh tế” – những người phụ thuộc (trẻ em, người già,...). Có thể phản ảnh tương quan này bằng “Tỷ số phụ thuộc”, xác định bởi công thức sau:

Khả năng hoạt động hay không hoạt động kinh tế thường “gắn” với độ tuổi của con người. Vì vậy, để tính toán “Tỷ số phụ thuộc”, phải lấy số dân trong khoảng tuổi nào đó để làm tử số và mẫu số trong công thức nói trên.Vấn đề là khoảng tuổi nào? Các nhà khoa học trong và ngoài nước vẫn chưa thống nhất về khoảng tuổi của “dân số hoạt động kinh tế” nên hiện có 5 phương án, như ở Bảng 2.
Bảng 2: Các công thức tính tỷ số phụ thuộc
Ở nước ta, do tuổi thọ ngày càng cao (năm 2009 là 70,2 đối với nam, 75,6 đối với nữ), sức khỏe người cao tuổi ngày càng được cải thiện nên nhiều người vẫn tham gia hoạt động kinh tế. Trên thực tế, tỷ lệ tham gia lao động của nhóm (60-64) còn cao hơn nhóm (15-19), [1]. Mặt khác, xã hội càng phát triển, thời gian đi học, đào tạo nghề của thanh thiếu niên càng dài, có thể nhận thấy một xu hướng chuyển từ “làm việc sớm, hưu sớm” sang “làm việc muộn, hưu muộn”. Vì vậy, trong bài viết này, khoảng tuổi hoạt động kinh tế được xác định từ 15 đến 64, tức là:

Tỷ số phụ thuộc cho biết cứ 100 người trong độ tuổi lao động thì tương ứng có bao nhiêu người ngoài độ tuổi này?Tỷ số phụ thuộc còn được chia ra: Tỷ số phụ thuộc trẻ và tỷ số phụ thuộc già.
Tỷ số phụ thuộc trẻ

Tỷ số phụ thuộc trẻ cho biết cứ 100 người trong độ tuổi lao động có bao nhiêu trẻ em từ 0 đến 14 tuổi.
Tỷ số phụ thuộc già

Tỷ số phụ thuộc già cho biết cứ 100 người trong độ tuổi lao động có bao nhiêu người từ 65 tuổi trở lên.
Bảng 3 cho thấy,ở Việt Nam, tỷ số phụ thuộc giảm mạnh, chỉ còn một nửa sau 33 năm (1979-2012)! Nói khác đi, cứ 1 người phụ thuộc, năm 1979 thì có khoảng 1,1 người trong độ tuổi lao động thì năm 2012, con số này lên đến 2,23!

Khi “Tỷ số phụ thuộc” giảm đến 50 trở xuống, người ta nói rằng, đây là cơ cấu dân số “vàng”.Cơ cấu này rất hiếm gặp. Nó chỉ xuất hiện một lần và kéo dài trong khoảng 30-40 năm trong lịch sử phát triển của một dân cư. Bởi vậy, nó đúng là quý và hiếm như “vàng”! Cần chú ý ngay rằng, đây mới chỉ là “vàng” về số lượng chứ chưa xét đến chất lượng.
Theo điều tra biến động DS-Nguồn lao động và KHHGĐ ở Việt Nam, năm 2006 “Tỷ số phụ thuộc” chỉ còn 49,9 nghĩa là dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn có cơ cấu “vàng”.
Một loạt câu hỏi được đặt ra, như: Thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” kéo dài bao lâu? Tác động của cơ cấu dân số vàng đến phát triển nói chung và phát triển kinh tế như thế nào? Đâu là cơ hội và đâu là thách thức? ....Để trả lời được những câu hỏi này, trước hết cần dự báo về thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” ở nước ta.
Dựa trên kết quả Tổng điều tra dân số 2009, sử dụng phần mềm Spectrum 3.1, dự báo dân số giai đoạn 2010-2059 đã được thực hiện, với 3 phương án tương ứng với 3 giả thiết về mức sinh đến 2059. Kết quả, động thái của “Tỷ số phụ thuộc”, như Hình 1 và các dấu mốc thời gian của giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” được cho trong Bảng 4.
Tỷ lệ phụ thuộc dân số Việt Nam:
Hình 1

(Bảng 4)
GS. TS.Nguyễn Đình Cử.
(Nguồn: ipfcs.org.vn/index.php)